Bài học cuộc sống về đạo đức làm việc- bệnh tự mãn.

 

Bài học cuộc sống về tính tự mãn trong công việc-  Hai cha con nhà điêu khắc

Thái độ, hành vi cần thay đổi.

Trong cuộc sống, trẻ em cần những lời khen để khích lệ, động viên, tạo động lực cho chúng làm việc và học tập. Lờ khen nếu được sử dụng đúng cách sẽ giúp trẻ nâng cao lòng tự trọng, có động lực hơn để làm việc. Tuy thế, khenngợi quá mức hoặc sai cách có thể làm hại con theo nhiều cách. Một trong những hậu quả của lời khen sai là làm nhầm lẫn danh tính và nghiện lời khen.

Nhiều trẻ em, đặc biệt là thanh thiếu niên thực sự khó chịu khi bị người lớn chỉ ra những sai sót trong công việc của mình, bất kể đó là những nhận xét chính xác. Nhiều bậc cha mẹ khi chỉ ra những sai sót trong công việc, học tập của con liền bị con phản ứng, nhẹ nhàng là tỏ thái độ không vui, nặng nề hơn là phản ứng lại, cãi lại hoặc nổ ra các cuộc tranh cãi tiêu cực, cái có thể làm tổn hại đến mối quan hệ cha mẹ - con cái.

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện đại mà tuổi trẻ thường tiếp cận nhanh hơn so với cha mẹ của mình khiến cho thanh thiếu niên lầm tưởng rằng cha mẹ bây giờ không còn có thể chỉ bảo cho con được nữa, và vì thế họ thường phớt lờ thậm chí khó chịu trước những lời nhận xét hay chỉ bao của mẹ cha.

Nếu bạn là một người (hay con bạn là một thanh thiếu niên) không thể chịu được các lời nhận xét của người khác, không coi trọng những lời chỉ bảo của người lớn tuổi, mẹ, cha, thì câu chuyện này là câu chuyện dành cho bạn.

cha con nha dieu khac


Ở  một ngôi làng nhỏ thuộc huyện thanh oai có một nhà điêu khắc trẻ, người từng làm những bức tượng rất đẹp và nhờ công việc này anh đã kiếm được thu nhập khá.

Ông có một người con trai bắt đầu làm tượng từ nhỏ, thậm chí con trai ông còn có thể làm những bức tượng rất đẹp từ khi mới ở tuổi thiếu niên. Người cha rất vui khi con trai mình làm việc nhưng lần nào ông cũng chỉ ra lỗi này hay lỗi khác trong việc làm của con trai mình.

Con trai ông vẫn không bao giờ phàn nàn và tiếp tục cải tiến công việc của mình theo lời khuyên của cha.

Nhờ sự cải tiến liên tục của con trai, tay nghề của anh ấy bắt đầu trở nên tốt hơn tay nghề của cha mình. Rồi đến một thời điểm, người ta bắt đầu mua tượng của anh với giá cao hơn trong khi tượng của cha vẫn tiếp tục được bán với giá cũ.

Con trai còn trẻ và kiếm được nhiều tiền hơn nhưng cha anh vẫn thường chỉ ra những sai sót trong công việc của con trai. Nhưng bây giờ con trai không thích khi nghe những lời như thế nữa. Anh nghĩ, anh có thể truy cập intenet nhiều hơn, biết nhiều mẫu mã và kỹ thuật trên thế giới hơn, sử dụng thiết bị tốt hơn nên cha anh không thể chỉ bảo cho anh được nữa. Lúc đầu anh vẫn nhẫn nại nghe ch nhưng bỏ qua không làm theo. Rồi dần dần anh mất kiên nhẫn khi cha vẫn tiếp tục chỉ bảo và nhận xét.

Rồi đến một ngày nọ, con trai mất kiên nhẫn và nói, “Bố chỉ ra những lỗi lầm của con như thể bố là một nhà điêu khắc lớn nhưng nếu đúng như vậy thì tượng của bố sẽ bán được giá cao hơn của con. Nhưng sự thật thì bố biết rồi đấy. Con không nghĩ con cần lời khuyên của bố nữa. Công việc của con, những bức tượng của con, xi bố đừng can thiệp vào.”

Sau ngày hôm đó, cha không còn đưa ra lời khuyên hay chỉ ra những sai sót trong các bức tượng của con trai ông nữa. Ông lặng lẽ với công việc của riêng mình.

Trong vài tháng, cậu con trai rất vui nhưng rồi cậu nhận ra rằng bây giờ mọi người không còn khen ngợi công việc của cậu như trước nữa. Tỷ lệ tượng bán được giá cao của anh ấy cũng bắt đầu giảm.

Cậu con trai không thể hiểu được lý do. Vì vậy, một ngày nọ, anh đến gặp cha mình và kể cho ông nghe về vấn đề của mình.

Cha nghe nhưng không nói gì. Sau đó con trai nói: “Bố có biết chuyện này sẽ xảy ra không?”

Cha trả lời: “Có! bởi vì nhiều năm trước bố cũng đã phải đối mặt với tình huống như vậy.”

Sau đó con trai nói: “Vậy tại sao bố không giải thích cho con?”

Cha trả lời: “Bởi vì lúc đó con không muốn hiểu. Bố biết bố không thể làm ra những bức tượng đẹp như của con. Có thể đôi khi lời khuyên của bố không đúng, cũng không phải nhờ lời khuyên của bố mà con có thể tạo ra những bức tượng đẹp hơn. Nhưng khi bố chỉ ra những khiếm khuyết trong các bức tượng của con thì bản thân con sẽ không cảm thấy hài lòng với tác phẩm của mình và càng cố gắng hoàn thiện bản thân hơn nữa.  Quyết tâm làm tốt hơn và cải thiện công việc của mình nhiều hơn chính là nguyên nhân dẫn đến thành công. Nhưng khi bạn hài lòng với công việc của mình và nghĩ rằng công việc của mình thật hoàn hảo thì sự phát triển của bạn sẽ dừng lại.

Con trai nghe lời bố, im lặng một lúc rồi hỏi: “Con phải làm sao bây giờ?”

Người cha trả lời: “Hãy học cách không hài lòng. Hãy nghĩ rằng con còn có cơ hội để làm tốt hơn công việc hiện tại. Điều này sẽ truyền cảm hứng cho bạn để luôn trở nên tốt hơn. Và khi đó con không cần phải nghe lời nhận xét của ai nữa nhưng con sẽ vẫn thành công”

Bài học đạo đức của câu chuyện: Đôi khi cha mẹ nhận xét về công việc và học tập của con cái không hẳn vì cha mẹ giỏi hơn con, những lời nhận xét đó không phải bao giờ cũng đúng, nhưng đó là cách mà cha mẹ có thể làm để con không tự thỏa mãn, không tự hài lòng quá sớm- cái rào cản lớn ngăn chúng ta đến với thành công của cuộc đời.

Comments