Bài học cuộc sống cho teen- ghen tỵ là thuốc độc tự thân.

 

Câu chuyện được đề xuất: Người đàn ông và con bò được tặng.

Ghen tỵ (ganh tỵ, đố kỵ) là một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó.

Ghen tỵ có thể bao gồm một hoặc nhiều cảm xúc như giận dữ, oán giận, không thỏa đáng, bất lực hoặc ghê tởm. Theo nghĩa gốc của nó, sự ghen tỵ khác biệt với sự đố kỵ, mặc dù hai thuật ngữ này đã trở thành đồng nghĩa phổ biến trong ngôn ngữ tiếng Anh, với sự ghen tỵ bây giờ cũng mang định nghĩa ban đầu được sử dụng cho sự đố kỵ.

Trẻ em, đặc biệt là thiếu niên rất thương xuyên có phải trải qua cảm xúc này, nếu không được uốn nắn, can thiệp và giáo dục, nó có thể dần trở thành tính cách của trẻ, cái sẽ là rào cản lớn đến việc trẻ có thể trở thành một người lớn hạnh phúc. Việc cha mẹ không biết cách giáo dục trẻ khi trẻ có cảm xúc này bằng cách chê bai, lên án hay hành xử thiếu tôn trọng hoặc cố gắng dập tắt biểu hiện cảm xúc của trẻ có thể khiến trẻ mất đi lòng tự trọng, trở nên ủ rũ, rút lui hoặc trở nên hung hăng hơn.

Có một cách để giúp trẻ vượt qua được cảm xúc này la kể cho trẻ nghe hoặc để trẻ đọc những câu chuyện mà qua đó trẻ thấy rõ tác hại của ghen tỵ và cách để vượt qua nó. Câu chuyện được đề xuất ở đây là một câu chuyện như thế.

Mục đích của câu chuyện: Câu chuyện muốn hướng tới để thay đổi từ bên trong đối với những người có tính hay ghen tỵ. Đó là những người luôn không hài lòng với những gì mà mình đang có, luôn bực tức với những gì mà người khác có được hơn mình. 

Câu chuyện này có thể thích hợp cho cả thanh thiếu niên và người lớn.

 

người nông dân hay ghen tỵ

Ngày xưa, ở một ngôi làng nọ có một anh nông dân nghèo. Anh ta làm việc khá chăm chỉ nhưng luôn thiếu tiền. Bên canh ngôi nhà khiêm tốn của anh là một người hàng xóm khá giả. Người hàng xóm khá hiền lành và sống đúng mực, anh ta không có hiềm khích gì với anh nông dân nghèo, nhưng anh nông dân vẫn chẳng ưa anh ta. Sau mỗi ngày làm lụng vất vả trở về nhà, nhìn sang nhà hàng xóm khá giả và hòa thuận, anh nông dân lại cảm thấy bực bội. Anh luôn nghĩ, “thằng đó thì có gì hơn mình mà sao nọ lại cứ giầu hơn mình”. Những suy nghĩ đó khiến anh càng mệt mỏi và cáu gắt với vợ, con hơn.

Anh có một khoảnh ruộng khá lớn để trồng một số loại rau, đó là cách để nuôi sống bản thân và gia đình. Khi người nông dân già đi, ông ta cảm thấy việc làm việc ở đồng ruộng ngày càng vất vả. Anh ao ước có một con bò đực khỏe, nó sẽ kéo cày giúp anh và vì thế công việc sẽ đỡ vất vả hơn.

Một ngày nọ, anh mệt mỏi từ trang trại trở về. Trên đường đi, anh gặp một ông già râu tóc bạc phơ nhưng có vẻ rất giầu có, đang thong rong trên đường với bộ dạng nhàn nhã. Nhìn thấy anh nông dân, ông già nói: “Có chuyện gì thế? Trông anh có vẻ rất buồn?

Người nông dân trả lời: “Tôi nên nói gì đây… Tôi không có tiền. Mọi người xung quanh tôi đều có mọi thứ còn tôi thì không. Tôi phải làm ruộng nhưng công việc rất khó khăn, nếu có một con bò đực thì tôi có thể dễ dàng làm mọi công việc như cày, gieo hạt và tưới tiêu”.

Ông già chỉ cho người nông dân thấy con bò đực dưới cánh đồng. Anh ta đưa con bò đực đó cho người nông dân và nói: “Được rồi. Con bò đực này là của bạn kể từ ngày hôm nay. Anh hãy mang con bò đực đó về nhà nhưng sau khi về đến nhà, hãy gọi người hàng xóm của anh ra đây cho tôi. Nếu bạn không gọi, tôi sẽ lấy lại bò”

Người nông dân nói: “Tôi rất vui khi biết ông sẽ cho tôi con bò đực nhưng tại sao ông lại muốn gặp hàng xóm của tôi?”

Ông già đáp: “Để tôi có thể cho ông ấy hai con bò đực”.

Nghe lời ông già, người nông dân bắt đầu cảm thấy tức giận trong lòng. Anh ta trở nên ghen tị và nói: “Nhưng hàng xóm của tôi có tất cả mọi thứ. Nếu ông muốn cho hàng xóm của tôi hai con bò đực thì tôi thậm chí không muốn lấy con bò này của ông.”

Ông lão giầu có nhìn lão nông dân mỉm cười, kéo con bò về phía mình và nói: “Ông có biết vấn đề của mình là gì không?

Vấn đề của anh không phải là nghèo đói. Đó là sự ghen tị. Nếu anh biết hài lòng với những gì anh đang có, và đừng quan tâm đến những gì người khác đang có, có lẽ anh sẽ có cuộc sống khác.

Nếu anh không ghen tỵ thì có lẽ anh đã trở thành người hạnh phúc nhất thế giới.”

Nói rồi ông già này biến mất vào trong rừng. Lão nông dân nhận ra sai lầm của mình và thề rằng sẽ không bao giờ ghen tị với người khác và sẽ có ý tốt với mọi người.

Bài học đạo đức từ câu chuyện

Ghen tỵ là thuốc độc được sinh ra ngay bên trong tâm trí của mỗi người. Loại thuốc độc đó gặm nhấm niềm vui sống của họ, nuôi dưỡng sự tức giận, nỗi thất vọng, triêt tiêu động lực làm việc trong lòng họ. Ghen tỵ có thể khiến bạn vô cớ mà ghen ghét người khác, nảy sinh những ý nghĩ, ý định, hành vi làm hại người khác và từ đó làm hại chính mình. Ghen tỵ cũng là bạn đã tự từ bỏ những cơ hội của chính mình.

Hãy yêu quý và trân trọng những gì bạn đang có, đừng ghen tỵ với người khác bởi bạn không bao giờ biết họ đã làm gì để có được những điều đó.

Áp dụng với con tuổi teenager của bạn

Bạn có thể kể cho con nghe bằng cách thay thế nhân vật ông già nông dân thành cậu học sinh bằng tuổi con bạn và ông tiên có thể là Giáo viên, người hứa sẽ cho con bạn 1 điểm mười với điều kiện sẽ cho cậu bạn của con bạn 2 điểm 10.

Ngoài ra bạn cũng có thể ngắt câu chuyện bằng cách hỏi con bạn về cách mà cậu học sinh đáp lại lời người giáo viên đó.


Comments