Câu chuyện được đề xuất. Giá trị cua sự tư chối.
Thái độ, hành vi cần thay đổi.
Có một thực tế là lớp trẻ
ngày nay lớn nhanh hơn, kiến thức nhiều hơn, thành thạo nhiều kỹ năng hiện đị hơn
nhưng lại trưởng thành muộn hơn. Họ thiếu
những đặc tính của người trưởng thành cần có. Hiện tượng đó được gọi là “teo cơ đức hạnh”, nguyên nhân chính dẫn đến trẻ đuối sức để đến đích của sự trưởng thành.
Một trong những đức hạnh bị mai một hay “teo” nhiều nhất ở thanh thiếu niên hiện
nay là khả năng “trì hoãn sự hài lòng” trước mắt. Chính vì thế bố mẹ phải rất đau
đầu và khó khăn khi từ chối những yêu cầu và mong muốn của con.
Lớp trẻ ngày càng đòi
hỏi nhiều hơn, mong muốn nhiều hơn và ít có khả năng chờ đợi, trì hoãn những “sự
hài lòng trước mắt” để hướng tới những mục tiêu lâu dài hơn, bền vững hơn. Khi
bị từ chối, thanh thiếu niên thường nghĩ cha mẹ không còn yêu thương mình và thường
phản ứng lại bằng cách than vãn, kêu khóc, dỗi dằn, thậm chí sử dụng nhiều từ
ngữ phán xét gây tổn thương đến cảm xúc của cha mẹ và tổn hại đến mối quan hệ như
cha mẹ keo kiệt, ích kỷ, bỏ rơi…
Nếu bạn có con tuổi vị thành niên đang có thái độ và hành vi như vậy, câu chuyện sau đây có thể là một gợi ý cho con để chúng hiểu ý nghĩa to lớn của sự từ chối trong cuộc sống và có cách ứng xử phù hợp.
Những ngày mưa sắp đến. Một
đôi chim đang tìm cây để làm tổ. Trong khi bay họ nhìn thấy những cái cây ở bờ
sông. Ở đó, họ tìm thấy một cái cây thích hợp để xây tổ cho mình.
Chim bay lên cây và ngỏ lời
cầu xin: “Chúng tôi cần xây tổ trước khi mùa mưa đến. Xin hãy cho phép chúng
tôi xây tổ trên một trong những cành cây của bạn. Điều đó rất quan trọng với chúng
tôi, gia đình tôi thậm chí còn sắp có thành viên mới”
Cái cây từ chối họ và
nói: “Không, bạn không thể làm tổ trên đây được.”
Chim tiếp tục van xin
nhưng cây quyết không đồng ý.
Chim buồn vì bị cây từ chối.
Khi chim chuẩn bị bay đi, chúng nói với cây rằng: “Kiêu ngạo, ích kỷ, độc ác
như vậy là không tốt. Trời xanh có mắt đấy. Quả báo thì nhãn tiền. Một ngày nào
đó bạn sẽ sụp đổ và cái tôi ích kỷ của bạn cũng vậy..”
Cái cây định nói gì đó,
nhưng lại thôi. Đôi chim bực bội và thất vọng bay đi.
Những con chim tiếp tục
tìm kiếm và nhanh chóng đến một khu rừng gần đó. Ở đó chúng tìm thấy một cái
cây khác thích hợp làm tổ của mình. Lần này khi họ xin phép thì cây vui vẻ đồng
ý.
Đôi chim làm tổ trên cây
đó và bắt đầu sống hạnh phúc. Chẳng mấy chốc, mùa mưa đã đến. Cả hai con chim
hiện đã an toàn trong tổ của chúng.
Một hôm trời mưa to kèm
theo giông bão và trong cơn bão đó, cây không chịu chim làm tổ đã bị đổ vì mưa
lớn.
Khi mưa tạnh. Đàn chim
bay đi tìm thức ăn. Khi bay qua sông, họ nhìn thấy cái cây đó bị đang chới với ở
mép sông. Phần lớn phần rẽ của chúng đã bị dòng nước xói hết đất nên lộ hết ra.
Những cành lớn đã gãy gần hết, chỉ còn một phần nhỏ vẫn cố bám trụ ở phần đất
chênh vênh ở mép sông.
Nhìn thấy tình trạng của
cái cây đó, lũ chim bay đến gần cái cây đó và nói, “Chúng tôi đã nói với bạn rằng
một ngày nào đó bạn và cái tôi của bạn cũng sẽ sụp đổ. Thật không ngờ nó lại đến
sớm như vậy. Đây là kết quả việc làm của chính bạn.”
Cây trả lời: “Bạn đã hiểu
lầm tôi. Tôi đã biết rằng tôi sẽ sụp đỏ. Rễ của tôi đã rời khỏi đất và cành cây
đang yếu dần, tôi biết mình sẽ không thể sống sót trong mùa mưa này. Tôi chỉ cố
trụ ở đây lấy phần rễ còn lại của mình để giữ lại chút phù sa cho những hoa màu
bên trên không bị nước cuốn đi mất. Đó là lý do tại sao tôi từ chối bạn.
Nếu bạn xây tổ trên cành
của tôi thì bạn đã không còn sống đến ngày hôm nay. Ngày hôm đó, tôi đã không
thể kể hết những điều này với các bạn vì tôi sợ rằng các bạn sẽ không tin tôi sắp
sụp đổ và sự mệt mỏi sẽ khiến các bạn chùn bước để đi tìm nơi mới. Tôi xin lỗi
vì điều đó."
Sau khi nghe cây, chim cảm
thấy rất buồn vì suy nghĩ của mình và xin lỗi cây vì những gì chúng đã nói trước
đó.
Bài học từ câu chuyện:
Nhiều lần trong cuộc sống
chúng ta phải đối mặt với sự từ chối. Tất nhiên, không ai thích nghe sự từ chối.
Sự từ chối làm tổn thương tình cảm của chúng ta và lúc đó chúng ta chỉ nghĩ đến
cảm xúc của mình.
Chúng ta thậm chí không
nghĩ với tâm trí cởi mở rằng người từ chối chắc chắn phải có lý do riêng hoặc
người đó phải từ chối vì lợi ích của chúng ta.
Vì vậy, bất cứ khi nào ai đó nói “KHÔNG”, đừng để tâm đến điều đó. Đừng cảm thấy tồi tệ về anh ấy. Có thể câu trả lời “KHÔNG” của ai đó đang cứu bạn khỏi rắc rối lớn.
Comments
Post a Comment