Câu chuyện được đề xuất: Học sinh và những túi cà chua
Thái độ, hành vi cần thay đổi
Mỗi ngày trong bữa cơm tối hay quây quần bên nhau trước giờ ngủ, bạn có nghe các con nhỏ của mình nói chuyện với nhau hoặc kể cho bạn nghe những câu chuyện về trường, lớp, các mối quan hệ bạn bè, thầy cô của chúng không. Đó quả thật là một khoảng thời gian đáng giá trong ngày, trong đời để chúng ta có bước vào cuộc sống của con, hiểu những suy nghĩ, cảm xúc cũng như thái độ của con về những vấn đề quan trọng của chúng mỗi ngày.
Trong
các câu chuyện của trẻ thơ, thậm chí thanh thiếu niên cha mẹ thường xuyên nghe được
trẻ nói về những đứ trẻ mà nó không thích, nó ghét, nó tẩy chay, nó ăng ti hay
cát-xít (theo ngôn ngữ của chúng). Đó là một phần của cuộc sống trẻ thơ. Bạn không
thể ép trẻ phải yêu quý hay thích tất cả bạn bè của chúng. Bạn cũng không nên bằng
cách này hay cách khác để hạn chế hoặc ngăn cản trẻ bộc lộ cảm xúc hoặc cảm thấy
tội lỗi khi ghét một ai đó. Cảm xúc là cảm xúc, nó trung tính, không phải là cái
để chúng ta phán xét đúng sai. Nhưng để con dần cảm nhận và hiểu ra những tác động
của cảm xúc tiêu cực đến đời sống hiện tại của nó và xa hơn nữa là đến tương
lai và khả năng hạnh phúc của chúng một cách dễ hiểu, nhẹ nhàng, không phán xét
là điều tất cả các bậc cha mẹ đều nên làm và cần phải làm.
Kể cho trẻ nghe một câu chuyện hoặc cùng trẻ đọc một câu chuyện phù hợp với lứa tuổi truyền tải thông điệp chúng ta sẽ được gì khi ghét người khác là một cách rất hiệu quả để làm điều đó. Câu chuyện “Túi cà chua” sau đây là một câu chuyện vui vẻ, đơn giản, đời thường nhưng vô cùng sâu sắc để bạn sử dụng. Câu chuyện này không rõ tác giả là ai, nhưng được truyền đi trong không gian mạng khá mạnh và được đánh giá là xứng đáng để dùng.
Một
hôm, cô giáo nói với học sinh: “Ngày mai các em mỗi người trong các em sẽ mang đến
trường những quả cà chua. Các em sẽ để cà chua vào trong túi giấy hoặc túi
nilon tùy thích”
Học
sinh hỏi: Để làm gì vậy cô? Và phải mang bao nhiêu quả ạ?
Cô
giáo trả lời: “Các em hãy ghi tên người mà các em ghét trên mỗi quả cà chua và
mang số cà chua bằng số người các em ghét. Nếu em ghét năm người thì phải mang
theo năm quả cà chua.”
Hôm
sau, học sinh theo yêu cầu của cô giáo mang cà chua đến lớp và đưa cho giáo
viên xem. Một số học sinh có hai quả, một số có năm quả, một số thậm chí có đến
hai mươi quả cà chua trong túi.
Cô
giáo nói: “Bài tập tuần này của các em là các em phải mang theo những túi đầy
cà chua này bên mình, dù các em đi đâu cũng phải mang theo nó cho đến hết tuần
này.”
Học
sinh ngơ ngác nhưng tất cả đều phải đồng ý.
Nhiều
ngày trôi qua, cà chua bắt đầu mất độ tươi và hư hỏng, do đó, cà chua bắt đầu
có mùi khó chịu.
Sau
một tuần, giáo viên hỏi học sinh: “Một tuần này em cảm thấy thế nào?”
Tất
cả học sinh đều phàn nàn về mùi khó chịu và những học sinh mang nhiều cà chua
hơn thậm chí còn phàn nàn về sự bất tiện và nặng nề khi phải mang nhiều cà chua
bbên mình.
Cô
giáo mỉm cười và nói: Các on thấy đó, mỗi quả cà chua là một người mà các con
ghét, các con không ưa. Và các con phải mang theo nó mỗi ngày. Điều này rất giống
với những gì con mang trong lòng. Khi con không thích ai đó, con mang theo sự
căm ghét đó đi khắp mọi nơi và sự căm ghét đó khiến cơ thể con nặng nề, mũi con
luôn cảm nhận thấy mùi hôi, tâm trí con vướng bận và bất tiện, trái tim con mất
đi sự vui vẻ và khỏe mạnh”.
Nếu
con không thể chịu nổi mùi cà chua hư trong một tuần, bây giờ hãy tưởng tượng
tác động của sự sự căm ghét một ai đó mà các con giữ nó trong trái tim mình
trong cả tháng, cả năm, cả nhiều năm hoặc trong suốt cuộc đời mình. Nó quả thật
là rất khủng khiếp.
Những
trái cà chua các con mang theo mình có thể dễ dàng vứt đi, nhưng những trái cà
chua bên trong trái tim các con thì không ai có thể dọn dẹp hoặc vứt đi cho các
con được, các con phải tự làm nó để trả lại cho chính mình trái tim vui vẻ, mạnh
khỏe và đầy yêu thương.
Bài
học:
Trái
tim là một khu vườn xinh đẹp cần thường xuyên dọn dẹp cỏ dại không mong muốn.
Hãy tha thứ cho những người đã chọc giận bạn. Điều này tạo nên chỗ để lưu trữ
những điều tốt đẹp.
Comments
Post a Comment