Câu chuyện về tính trung thực số 1: Không có bò thì bắt chó đi cày.
Ở
một vùng nông thôn nọ có một anh nông dân chăm chỉ và vui tính. Anh sống bình yên
trong ngôi nhà của mình với những khoảnh ruộng lớn, một con chó rất to và một
con bò rất khỏe. Chó giúp anh giữ nhà, xua đuổi các loài động vật có hại xâm nhập
vườn và còn chơi với anh mỗi khi anh rảnh rỗi. Bò thì làm công việc đồng áng như
cày, bừa và đôi khi thồ hàng cho anh ra chợ nông sản. Anh nông dân có thể hiểu
được tiếng động vật nói chuyện. Đó là một món quà được Thiên Chúa ban tặng ngay
từ khi sinh ra. Vì thế nhờ nó anh biết được tình trạng sức khỏe cũng như suy
nghĩ của hai con vật để có những đối xử phù hợp và kịp thời.
Vào
một ngày nọ, con bò và con chó đang lấy thức ăn trong vườn. Người nông dân đang
làm việc phía sau cái cây nên họ không để ý đến anh ta. Anh nghe chúng nói chuyện.
Con chó thương hại con bò đực. Nó nói: "Tôi ăn cả ngày nhưng tôi làm việc
rất ít. Bạn biết đấy, thậm chí thức ăn của tôi còn gần giống thức ăn của ông chủ.
Ông chủ còn thi thoảng vuốt ve tôi. Trong khi đó bạn làm việc chăm chỉ cả ngày nhưng
cũng chỉ được ăn một ít hạt khô khốc và một chút cỏ mà thôi".
Con
bò trả lời rằng con chó nói đúng, nhưng nó không thể làm gì chống lại người
nông dân. Con chó nói: “Anh cứ giả vờ ốm đi, anh sẽ được nghỉ và được ăn ngon hơn”.
Con bò đực cũng vui vẻ chấp nhận lời đề nghị này. Người nông dân đã nghe kế hoạch
và sẵn sàng đối mặt với tình huống này.
Ngày
hôm sau, người nông dân ra sân sau với một ý tưởng. Anh ta đến gần con bò để dắt
nó ra đồng. Con bò đực nhanh chóng nói với giọng cố tình khàn khàn rằng nó thậm
chí không thể cử động được đôi chân của mình. Bây giờ người nông dân đã sẵn
sàng đồng ý và nói: “Được rồi, hôm nay anh hãy nghỉ ngơi. Hôm nay tôi sẽ làm việc
cùng con chó".
Vì
vậy, anh ta tiến về phía con chó và kéo nó theo mình ra đồng để cày. Mọi người
nhìn anh nông dân dắt chó đi cày đều cười lớn nhưng anh nông dân nói với họ rằng
“không có bò thì bắt chó đi cày thôi mà”.
Ngày
hôm đó con chó phải làm việc rất vất vả trên đồng. Con chó trở về nhà vào buổi
tối trong tình trạng hoàn toàn kiệt sức. Con bò đực cổ vũ nó và nói: "Ngày
mai tôi cũng sẽ tiếp tục giả ốm và lại được nghỉ ngơi, cảm ơn anh chó vì lời
khuyên thông minh nhé".
“Không,
không” con chó dẫu rất mệt vẫn cố ngóc đầu lên phản đối “đừng giả vờ nữa”.
-Nhưng
anh đã khuyên tôi mà, và ông chủ rất tin rằng tôi ốm thật.
Chó
nằm gục xuống đất nghĩ đến ngày mai sẽ lại mệt hơn như thế này. Nó nghĩ ngợi một
lúc rồi nói với bò: "anh cứ giả ốm đi, nhưng hôm nay người nông dân rất tức
giận với anh đấy".
-
Tại sao anh ấy lại tức giận với tôi chứ, anh ấy còn cho tôi ăn ngon hơn mọi ngày
đây này, bò phản bác lại
- Thì anh ấy đi cày với tôi và cày được rất ít
ruộng. Anh ấy nói, chắc phải cho bò ăn cho béo lên rồi bán cho người ta thịt để
thu hồi vốn rồi mua con bò khác. Anh ấy bảo bò cứ ốm thêm 1 ngày nữa là anh thực
hiện kế hoạch bán hoặc thịt luôn.
Bò
nghe đến đây thì hoảng hốt kêu “bò, bò” rồi dậm chân thật mạnh xuống nền chuồng
như thể mình rất khỏe.
Người
nông dân nghe cuộc trò chuyện, anh mỉm cười và nghĩ rằng con chó đã học được một
bài học về sự khoác lác và xúi giục người khác trong khi con bò cũng đã lường được
sự nguy hiểm của thiếu trung thực và giả vờ. Ngày mai chắc chắn con bò sẽ lại đòi
ra ruộng
Bài
học đạo đức từ câu chuyện:
Trò
chuyện với con bạn về những gì chúng học được từ câu chuyện. Rõ ràng, mỗi người
đều có vai trò của mình và họ không thể tiếp tục trốn tránh trách nhiệm.
Khi bạn nảy ra ý tưởng lừa dối người khác, cuối cùng bạn thường lừa dối chính mình
Câu chuyện về sự trung thực số 2: Bán giếng hay bán nước?
Ở một làng quê nọ, mọi người sống bằng
nghề nông nghiệp. Họ trồng trọt hoa màu và cây ăn trái trên những khu vườn rộng
của mình. Và vì thế họ cần đào những cái giếng để lấy nước tưới cho cây cối và
hoa màu của mình.
Ở hai khoảnh vườn sát nhau nhưng giếng ở
mảnh vườn của người nông dân nghèo lại không có nước trong khi giếng của người
hàng xóm giầu có nước lại luôn đầy. Ngừi nông dân nghèo ngỏ ý muốn xin nước của
anh hành xóm vì dù sao anh ấy cũng không dùng hết. Anh hàng xóm giầu có không
nghe và bảo, nếu muốn có nước hãy mua chiếc giếng đó để anh ta lấy tiền đào
chiếc giếng khác. Anh nông dân nghèo đồng ý với đề nghị đó và dốc toàn bộ số
tiền mình có để mua giếng của người giầu
Tuy nhiên, người hàng xóm giầu có lại rất
xảo quyệt. Khi người nông dân nghèo quay lại vào ngày hôm sau để lấy nước từ
giếng của mình, người hàng xóm giầu có đã nhất định không cho phép anh lấy
nước.
Khi người nông dân hỏi tại sao, người
hàng xóm nói: “Tôi bán giếng chứ không bán nước” rồi bỏ đi. Nếu anh không có
nước tưới cây, hãy bán lại vườn cho tôi mà đi nơi khác sống.
Quá
đau khổ, người nông dân đã đến gặp quan tòa để đòi công lý. Anh ấy mô tả những
gì đã xảy ra.
Quan
tòa triệu tập người hàng xốm giầu có đển và hỏi: "Sao ông không để người
nông dân múc nước từ giếng khi mà anh đã bán giếng cho họ và nhận tiền đầy đủ?"
Người hàng xóm nói: "Thưa tòa, tôi đã bán
cái giếng cho người nông dân nhưng không bán nước trong đó. Ông ta không có quyền
múc nước từ giếng."
Quan
tòa nghe vậy không những không tức giận vì đều gian trá của gã nhà giầu mà gật
gù như đồng tình và hỏi lại: “Anh đã bán với giá bao nhiêu?”, người giầu trả lời
là 10 lượng vàng. Quan tòa nghe vậy nói với anh nông dân. Người ta đã đúng, anh
về đi.
Người
nông dân nghèo vô cùng thất vọng với quan tòa, nhưng bản tính cam chịu nên anh
lầm lũi ra về. Bất ngờ ngày hôm sau, quan tòa đến nhà anh và cfng anh sang nhà
gã hàng xóm giầu có và gian xảo kia. Quan tòa gọi hắn ra và nói:
-Này
anh kia, vì anh đã bán cái giếng này cho nười nông dân nên anh không có quyền
giữ nước trong giếng của người nông dân nữa. Giờ anh có thể thực hiện hai lựa
chọn: 1 là anh múc hết nước trong giếng ra để trả giếng cho người nông dân, 2
là anh có thể thuê giếng của người nông dân để đựng nước của anh với giá 20 lượng
vàng 1 năm. Tùy anh chọn và phải thực hiên ngay bây giờ.
Kẻ
giầu có ngớ người vì lập luận của quan tòa. Hắn không thể múc hết nước ra khỏi
giếng và cũng không thể thuê giếng để đựng nước với giá cao như thế. Hắn ta
không còn cách nào khác đành buộc phải xin lỗi người nông dân, trả lại tiền cho
anh và cho anh lấy nước từ giếng để cả hai cùng nhau trồng trọt trên mảnh đất của
mỗi người.
Bài
học đạo đức từ câu chuyện
Lừa
dối sẽ chẳng mang lại kết quả gì. Nếu lừa dối, cuối cùng bạn sẽ phải trả giá.
Câu chuyện về sự trung thực số 3: chú khỉ khoác lác và cái kết.
Cách đây rất lâu, có ba thủy thủ ra khơi
trên chiếc thuyền buồm của họ. Một trong số họ đã mang theo con khỉ cưng
của mình trong chuyến hành trình dài.
Khi họ đang ở ngoài khơi xa, một cơn bão dữ dội đã lật thuyền của họ. Mọi
người lao xuống biển và con khỉ chắc chắn rằng mình sẽ chết. Đột nhiên,
một con cá heo đến và nhấc anh ta lên. Họ nhanh chóng đến hòn đảo và con
khỉ nhảy xuống lưng cá heo. Cá heo hỏi khỉ: "Bạn có biết nơi này
không?"
Con khỉ nói: "Có, tôi
biết." Trên thực tế, quốc vương của hòn đảo là người bạn thân nhất
của tôi. Bạn có biết tôi thực sự là một hoàng tử không? Bạn thật may mắn
khi được gặp tôi đấy.
Khỉ luôn khoác lác như vậy và khi gặp một người lạ như cá
heo, nó lại càng cố để thể hiện mình.
Nhưng đây là vùng biển quen thuộc của cá heo, nó biết tất cả
những hòn đảo trong khu vực, nó có thể đưa khỉ đến bất kỳ hòn đảo nào nó muốn.
Và cá heo càng biết rằng hòn đảo này, nơi nó chỉ định cho khỉ nghỉ một chút, là
hòn đảo hoang không có sinh vật nào sinh sống bởi nó không có nguồn thức ăn và
nguồn nước. Nhưng khi nghe khỉ khoác lác và tự phụ như vậy, nó đã đổi ý.
"Chà, vậy bạn là hoàng tử à? thật tuyệt khi đã cứu được
bạn. Và càng tuyệt vời hơn nữa vì bây giờ bạn có thể trở thành vua! Tôi thì
không thể chơi với vua được, chào hoàng đế nhé. Cá heo hài hước nói với khi rồi
quay đầu.
Con khỉ hỏi với theo khi cá voi đã quay đầu để bơi đi:
"Tại sao bạn lại nói tôi bay giờ đã trở thành vua?"
Cá heo vừa bơi ra xa vừa nói lại với con khỉ khoác lác rằng:
"Vì bạn là sinh vật duy nhất trên hòn đảo này, do đó bạn nghiễm nhiên trở
thành vua!"
Con khỉ giờ đã hiểu ý của cá heo, nhưng không còn cơ hội nào
cho nó để rời bỏ hòn đảo này nữa.
Bài học từ câu chuyện: Những người nói dối và khoe khoang có thể gặp tai họa.
Comments
Post a Comment