Sức mạnh của lời nói và câu chuyện cô nàng mách lẻo.





nhung chiec long vu

 

Một cô gái nổi tiếng khắp thị trấn vì thói quen kể chuyện rất đáng ghét, người ta gọi đó là mách lẻo. Co chuyên đi kể xấu người khác cho khắp mọi người nghe. Đôi khi hết chuyện để kể xấu co lại bịa ra những chuyện không đúng sự thật hay một nửa của sự thật để thêu dệt cho có chuyện đi mách lẻo với mọi người.  Rồi có lúc cô bịa hoàn toàn, cốt chỉ để có chuyện mà kể. Vì cái tính đó của cô mà giữa mọi người trong lớp đều nghi kỵ lẫn nhau, hàng xóm xung quanh thì xung đột với nhau, đến cả anh chị em trong gia đình dù biết tính của cô như vậy nhưng nhiều lúc vẫn hiểu lầm nhau gây ra rất nhiều căng thẳng, rắc rối và phức tạp. Mẹ cô đã cố gắng hết sức để bỏ thói quen này nhưng vô ích.

Một ngày nọ, sau rất nhiều ngày nồm ẩm đặc trưng miền bắc bộ việt nam, quần áo, chăn gối bị ẩm mốc rất nhiều. Rồi một ngày nắng bừng lên, mẹ yêu cầu cô mang chúng đi phơi. Khi thấy cô ôm ra một chiếc gối lông vũ có vẻ ẩm mốc, mẹ cô bất chợt nảy ra một ý định. Mẹ yêu cầu cô gỡ hết lông vũ của chiếc gối ra để mang phơi nó trên sân thượng của tòa nhà.

Khi cô vừa mang đống lông vũ ra sân phơi được vài phút, một cơn gió mạnh đã thổi bay và phân tán và những chiếc lông vũ di khắp nơi. Bây giờ mẹ yêu cầu cô đặt lại những chiếc lông vũ vào gối. Cô gái đã không thể làm được điều đó, tất nhiên là như vậy rồi. Bực dọc và bất lực cô hét lên với mẹ: Lông đã bay đi làm sao lấy lại được hết bây giờ…

Bây giờ mẹ cô mới nói: Những chiếc lông vũ cũng như lời nói của con. Khi lời chưa nói cũng giống như lông trong gối, chúng ta dễ dàng kiểm soát nó. Khi lời đã nói ra, nó như lông vũ trong gió, nó bay đi khắp nơi, nó bám vào mọi thư, con không thể quản lý được nó nữa. Những lời nói xấu và bịa chuyện của con với người khác nó cũng bay đi khắp nơi, nó làm tổn thương, gây rắc rối cho mọi người con con có thể nhặt hết lại nó được không???

Và hôm đó cô đã hiểu được điều mẹ cô muốn dạy cô. Từ đó cô bỏ hẳn tật xấu này

Bài học:

Cách dạy dỗ con gái của người mẹ thật đáng trân trọng. Hầu hết các bậc cha mẹ đều tìm cách la mắng con mình vì bất cứ điều gì chúng làm sai quấy trong cuộc sống. Nếu cha mẹ sáng tạo hơn một chút, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có thể được xây dựng trên nền tảng vững chắc.

 Câu chuyện số 2: Sức mạnh lời nói

Một ngày nọ, ở một trường đại học nọ, trong giờ giải lao buổi trưa tại căng tin nhà trường, một cuộc tranh luận nổ ra giữa các sinh viên về chủ đề – Thứ mạnh nhất trên thế giới là gì?

Mọi người đều nói điều này điều khác nhau: Có người bảo là tiền bạc, có kẻ bảo là vũ khí hạt nhân, người khác thì nói đó là công nghệ, tri thức…

Khi không thể đưa ra bất kỳ kết luận nào, cuộc tranh luận sắp trở thành tranh cãi thì thầy giáo bước vào.

suc manh cua loi noi


Vị giáo sư lắng nghe những gì sinh viên nói rồi đột nhiên ông giận dữ quát lên: “Các ngươi mất trí rồi à? Rảnh quá hả? Tại sao bạn lại đi hỏi tôi những câu hỏi vô nghĩa này?

Nói rồi ông ta rời khỏi đó.

Không ai mong đợi phản ứng này từ giáo sư, vì ông ấy luôn giữ bình tĩnh. Nhìn thấy điều này, tất cả các các sinh viên đều thất vọng thậm chi tức giận. Có người nói, hóa ra ông ấyc cũng không giỏi như mọi người thường nói. Có sinh viên thì bảo: Đạo đức kém. Có đứa mỉa mai, chắc thầy mới bị vợ chửi sáng nay…

Một lúc sau, giáo sư quay lại với các học trò và nói: “Tôi tự hào về tất cả các bạn. Tất cả các bạn không lãng phí dù chỉ một khoảnh khắc thời gian của mình, các bạn thảo luận về kiến ​​thức ngay cả trong thời gian rảnh rỗi.”

Nghe được Thầy khen ngợi, các đệ tử đều cảm thấy tự hào, sắc mặt ai nấy đều rạng rỡ. Họ nhìn nhau thầm nghĩ: Có thế chứ…

Sau đó, giáo sư nói với tất cả các đệ tử của mình, “Các em thân mến của ta, hôm nay các em chắc hẳn thấy hành vi của ta hơi kỳ lạ. Điều này là để trả lời câu hỏi của các em.

Các em thấy đấy, khi tôi tức giận và hét lên vì bạn đặt câu hỏi, các bạn cũng tức giận và bắt đầu chỉ trích tôi nhưng khi tôi khen ngợi bạn thì các bạn lại vui mừng. Rõ ràng lời nói là thứ làm thay đổi cảm xúc của các em mạnh mẽ đến nhường nào.

Các em cũng thấy, khi ta tức giận mắng các em và ta khen ngợi các em, tri thức trong ta không thay đổi, nhưng các em có thể thấy ta là một kẻ ngu ngốc hoặc một nhà thông thái, điều đó phụ thuộc vào câu nói của ta. Các em có thấy lời nói mạnh đến nhường nào. Nó làm thay đổi nhận định của các em về ta nhanh hơn bao giờ hết.

Cũng trước và sau lời nói các e từ tin tưởng đến nghi ngờ rồi tin tưởng lại, từ kính trọng đến khinh thường rồi kính trọng lại… tất cả đều thay đổi rất nhanh. Đó là sức mạnh của lời nói…

Không có thứ gì mạnh mẽ hơn trên thế giới ngoài Lời nói.

Một người bạn có thể trở thành kẻ thù và kẻ thù chỉ có thể trở thành bạn bằng lời nói. Mọi người nên sử dụng thứ mạnh mẽ như vậy một cách cẩn thận. Người ta nên suy nghĩ trước khi nói.”

Comments