Sức mạnh của thói quen- Câu chuyện của gã cướp biển già, hài hước mà sâu sắc

 

Thái độ, niềm tin va hành vi cần thay đổi.

Trẻ em, thanh thiếu niên thường có những hành vi không đúng mực một cách lặp lại hoặc vô thức, đó có thể chỉ là thói xấu nhỏ như hắng giọng, la hét, ậm ừ, đi đứng lom khom hay hay ngoáy mũi. Nhưng cũng có những hành vi lặp lại mang tính chất nghiêm trọng hơn như thói lộn xộn, bừa bộn, phàn nàn, rên rỉ, đòi hỏi, tham lam, đổ lỗi hoặc phán xét… Thông thường bố mẹ và chính bản thân trẻ không nhận ra hoặc có nhận ra và nhắc nhở thì cũng nhận được những phản hồi không mấy tích cực. Trẻ em, thanh thiếu niên, bố mẹ cho rằng điều đó không quá quan trọng, không phải lúc nào nó cũng trở thành thói quen, hoặc nó không phản ánh bản chất của con người, không đáng để phải căng thẳng với nhau, mất nhiều thời gian cho nhau để xóa bỏ nó. Và một ngày nào đó, nó trở thành một thói quen cố hữu, không thể phá bỏ được nữa…

Gieo hành động, gặt thói quen, gieo thói quen, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận. Số phận một phần bị quyết định bởi thói quen. Cần để ý, quan tâm đến thói quen ngay từ khi nó còn có thể thay đổi được…

Nếu bạn thấy mình trong những mô tả phía trên của tôi, câu chuyện sau đây là dành cho bạn.

Hãy đọc nó, cười sảng khoái, dừng lại một chút suy ngẫm và để lại vài comment…

 

thói quen khiến cướp biển lừng danh chột mắt

Hai tên cướp biển già đang ngồi ở quán bar và kể về những cuộc phiêu lưu của họ khi còn là những tên cướp tung hoành dọc ngang các vùng biển. Nhớ về thời huy hoàng bao giờ cũng là thức uống mạnh hơn mọi loại rượu mạnh đối với người già. Một tên cướp chỉ vào cánh tay làm bằng móc sắt (nếu bạn đã xem film về cướp biển thì bạn đã quá quen thuộc với cánh tay ấy) của tên còn lại hỏi. “hãy kể về nó, tại sao ông lại phải dùng cánh tay này?”

“À, Hôm đó chúng tôi đang lục soát một tàu buôn ở Tây Ấn. Môt tàu buôn ú ụ của cải và những tay kiếm thiện chiến. Tôi đã đấu kiếm với thuyền trưởng và anh ta đã chặt đứt cánh tay tôi.”

"Thật bi tráng!" tên cướp biển đầu tiên nói và chỉ vào cái chân cũng bằng kim loại của tên thứ hai “Và tình huống như thế nào mà bạn lại phải dùng cái chân giả bằng thép sáng bóng này?”

“Uhm, Đó là một đêm giông bão và sấm chơp liên hồi. Chúng tôi đang lục soát một chiếc thuyền buồm ngoài khơi Haiti thì tôi chạm trán với thuyền trưởng của chiếc tầu buônkhổng lồ đó. Anh ta đúng là một tên quái vật. Anh ta vung kiếm mạnh đến mức cắt đứt chân tôi.”

"Những khúc tráng ca! Tôi có thể tưởng tượng ra tên thuyền trưởng đó và sự mạnh mẽ của ngài khi chiến đấu với một chân còn lại!" tên cướp biển đầu tiên nói. “Và làm sao ông lại phải dùng miếng dán trên con mắt phải này?”

“Haizzz, đó là một hôm biển đẹp, trời xanh, cát trắng, nắng vàng, và tôi chỉ có một mình. Tôi đang đứng trên boong tàu ngắm binh minh thì bị một con mòng biển sà vào mặt”.

“Con chim đó đã mổ mất mắt phải của ngài?” tên cướp biển đầu tiên hỏi.

“À, không. Nhưng đây là ngày đầu tiên tôi lắp cái móc sắt này thay cho cánh tay bị cụt của mình.”

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

Trong cuộc sống đôi khi không phải một đối thủ dũng mãnh, một kẻ thù túc chí đa mưu hay một trần thư hùng đẫm máu cướp đi cái quý giá nhất đời bạn, mà đơn giản bạn bị trả giá bằng một thói quen. Thói quen dụi mắt khi còn tay đã cướp đi của tên cướp biển lừng danh con mắt trong một ngày bình yên nhất.

Các chuỗi thói quen thường quá nhỏ nhặt để ta có thể nhận ra hay cảm nhận được sự hình thành và phát triển của nó, và cho đến một ngày chúng trở nên quá bền vững để có thể bị phá bỏ

Không ai thích nghi với những thay đổi lớn ngay lập tức. Phải mất thời gian để làm quen với điều kiện mới và bạn chắc chắn sẽ mắc sai lầm. Nhưng nếu bạn nhận ra những thay đổi khi chúng đang diễn ra, bạn có thể hạn chế sai lầm của mình bằng cách phát triển những thói quen mới phù hợp với những điều kiện mới. Và thật ngạc nhiên, bạn sẽ thấy rằng không cần nhiều ý chí để thay đổi một thói quen – chỉ cần sự kiên trì.

Thói quen là yếu tố tối quan trong quyết định đến số phận cuộc đời bạn, bạn có thể thành công bởi thói quen tốt dù nhỏ hoặc mất đi tất cả do thói quen của mình.

Comments