Câu chuyện số 1. Chú chim quý trong vườn chim
Câu chuyện này được viết cho một cậu bé khá thông minh và hoạt bát, nhưng cậu mắc tật nói quá nhiều. Cậu có một nhu cầu là nói hết tất cả những gì mình biết, luôn chen ngang vào bất kỳ câu chuyện nào đẻ chứng tỏ bản thân mình là người hiểu biết. Việc bộc lộ bản thân quá mức, thể hiện khả năng quá mức và có phần lấn át người khác trong hầu hết các câu chuyện khiến cậu gặp nhiều rắc rối trong các mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa cũng như thầy cô.
Điều quan trọng là để trẻ có thể tự tiết chế việc đó nhưng không bị tổn thương về mặt tinh thần, không cảm thấy rằng mình bị chỉ trích, hiểu rằng mỗi người có một thế mạnh riêng và đều có quyền lên tiếng như nhau cũng như thực hành hành vi tiết chế đó một cách vui vẻ.
Câu chuyện có thể dễ dàng được sử dụng với những trẻ
em từ năm tuổi trở lên nói quá nhiều trong lớp .
Ơ một thị trấn nhỏ nọ có một khu vườn có rất nhiều
chim. Người chủ đã đặt bàn ghế và mỏ một quán café ở khu vườn đó. Trong vườn có
một con chim hót hay đến nỗi ai cũng muốn
nghe, họ rỉ tai nhau về tiếng hót đó và vì thế quán café ngày càng đông khách.
Các bạn biết đấy, những vị khách trẻ tuổi bây giờ khi đến
quán café họ thường đeo tai nghe để nghe nhạc trên thiết bị di động và chỉ ngồi
cắm mặt vào điện thoại để lướt web, nhưng khi nghe thấy tiếng chsu chim này hót,
họ lập tức bỏ tai nghe để thưởng thức tiếng hót hay hơn nhạc của chim. Chú chim
nổi tiếng của chsung ta đã chứng kiến điều đó nên nó rất hãnh diện, vì thế nó cố
gắng cất tiếng hót to nhất, dài nhất có thể,
tiếng chim hót vang khắp khu vườn từ sáng đến tối.
Nhiều
loài chim khác sống trong khu vườn này nhưng chúng không thể hót bằng tiếng hót
của chú chim nổi tiếng đó.
Ngay cả khi chúng
cố gắng hát, âm thanh của họ dường như biến mất vào hư không. Con chim nổi tiếng kia đã lấp đầy không
gian và khu vườn với tiếng hót không ngừng nghỉ của nó và không còn chỗ cho bất
kỳ tiếng hót nào khác. Nếu những con
chim khác muốn tập hót, chúng phải bay ra khỏi vườn và bay lên núi cao, nơi
không có sự cạnh tranh. Và vì thế, vườn
chim ngày càng ít chim hơn.
Tuy
nhiên, có vẻ như gần đây quá vắng khách hơn và những vị khách
thay vì bỏ tai nghe ra để nghe chim hót thì giờ họ lại đeo tai nghe vào và dán
mắt vào àn hình điện thội. Chứng kiến sự thay đổi đó chú chim thấy hoang mang và
không hiểu chuyện gì xảy ra. Do hót quá nhiều cộng thêm lo lắng, một
ngày nọ chú chim xinh đẹp bị bệnh nặng và không thể hót được nữa. Cô nghỉ ngơi
trong tổ của mình, ngày này qua ngày khác. Khu vườn xung quanh cô bỗng trở nên rất yên tĩnh. Và mỗi ngày khi lũ chim từ
trên núi trở về chúng đều tự hỏi chuyện gì đã xảy ra.
Những con chim trở lại khu vườn kể lại cho những con
chim đã rời đi nghe chuyện đó. Và thế là từng
con chim khác bắt đầu ở lại sau vườn.
Giờ đây chúng có thể thay phiên nhau hót mà không sợ tiếng của chúng bị chìm vào hư không.
Chẳng bao lâu khu vườn tràn ngập tiếng chim với nhiều tiếng hót khác nhau.
Con
chim bị bệnh rất ngạc nhiên khi nghe nhiều loài chim khác hát như vậy - tất cả
tiếng hót của chúng đều rất khác biệt và rất hay. Cô chưa bao giờ nghe điều gì
như thế này trước đây. Càng nằm trong tổ và lắng nghe những âm thanh mới, cô ấy
càng trở nên mạnh mẽ hơn. Những tiếng hót
đủ mọi âm vực và sắc thái khác nhau đã giúp chữa lành vết
thương cho cô ấy.
Chẳng
bao lâu sau, con chim biết hót đã cảm thấy dễ chịu hơn và nó đã có thể hót trở
lại. Khi nó bay ra khỏi tổ, nó lại thấy quán café giờ đông đúc
như xưa và các vị khách đều bỏ tai nghe để nghe tiếng chim hót. Cô vui mừng cất
tiếng hót của mình. Nhưng cô quyết định chỉ hót thỉnh thoảng
chứ không phải mọi lúc để có thể thưởng thức tiếng hót của những con chim khác.
Cô ấy cũng học được rất nhiều âm thanh mới của loài chim bằng cách lắng nghe những
người khác, và dần dần tiếng hát của cô ấy trở nên phong phú và hay hơn nhờ điều
này.
Thời
gian trôi qua, khu vườn này trở nên nổi tiếng với những tiếng chim hót hay và
nhiều âm thanh chim phong phú. Mọi người từ xa đến đây dành thời thư giãn, đi dạo, và ngồi và lắng nghe. Một số
thậm chí còn tìm thấy sự chữa lành trong một môi trường tuyệt vời như vậy.
Câu chuyện số 2:Chuyện bốn anh em nhà chú lùn
Trong một lóp học hay trong một nhóm chơi hoặc một gia đình luôn có những đứa trẻ thích sự ồn ào, liên tục nói chuyện, ca hát, hò hét và hoạt động liên tục, đó là một phần của cuộc sống trẻ em. Nhưng bên cạnh đó cũng có những đứa trẻ nhút nhát, sợ hãi hoặc đối phó một cách khó khăn với tiếng ồn. Làm sao để có thể dung hòa được điều này để có mỗi đứa trẻ đều có thể không bị ảnh hưởng quá mức, để có thời gian điều chỉnh, rèn luyện cho sự thích nghi với cuộc sống tập thể như lớp học, hóm chơi hay gia đình đông đúc. Câu chuyện này có khả năng được sử dụng với nhiều lứa tuổi khác nhau. Sự hài hước nhẹ nhàng của câu chuyện đã cho chúng tôi một cách giải quyết thử thách đó một cách nhẹ nhàng.
Vần điệu nhỏ đó đã được các giáo viên sử dụng trong nhiều tuần sau câu chuyện để gợi ý trò chơi yên tĩnh hơn. Đó là một cách tiếp cận thành công và chắc chắn hiệu quả hơn là chỉ nói 'Làm ơn chơi nhẹ nhàng hơn'. Việc nhấn mạnh vào 'tiếng ồn' trong câu chuyện cũng giúp mang lại nhận thức về niềm vui của 'sự yên tĩnh' cho căn phòng. Giáo viên hoặc bố mẹ cũng có thể mở rộng câu chuyện bằng cách mang nhiều đá sông về để làm sạch và đánh bóng. Bọn trẻ dần yêu thích những khoảnh khắc yên tĩnh khi được nghe những viên đá “hát” .
Các ban vẫn còn nhớ bảy chú lùn trong chuyện cổ tích "nàng bạch tuyết" chứ, nhưng câu chuyện hôm nay chỉ có bốn chú lùn thôi. Và vẫn như ngày xửa ngày xưa có bốn chú lùn vẫn làm nghề đào mỏ tìm đá quý. Họ sống cùng nhau trong ngôi nhà trong hang đá nơi vừa để ở cũng là công trường khai tháng và chế biến đá quý của mình. Ba anh em đầu nhà chú lùn giống như những hạt đậu trong một cái vỏ – họ trông giống nhau, họ ăn mặc giống nhau, và hơn hết họ thích gây ra nhiều tiếng ồn. Cạu út thì khác bọn họ, kể cả công việc và ăn mặc, tôi sẽ tả sau. Ba chú lùn anh với đục và búa, họ sẽ làm việc cùng nhau suốt ngày, đào tìm đá quý và tạo ra một bài hát rất ồn ào.
Anh cả sẽ hát
Tay ta cầm cái đục và ta luôn tay đục: phụp-phụp-phụp, phụp-phụp phụp…
Anh thứ hai cũng vung tay búa, vừa dùng búa họ vừa hát
Ta vừa làm vừa hát, cho hầm mỏ thêm mát: Chát, chát, chát, chát, chát…
Anh thứ ba, vừa gõ những viên đá quý cho sạch sẽ và vừa hát
Ta gõ cho đá nát, ngọc rơi kêu leng keng: Pheng, pheng, pheng, pheng…
Và họ vừa làm vừa hát cùng nhau, trog hang đá nó sẽ nghe như thế này:
phụp-phụp-phụp, phụp-phụp phụp, Chát, chát, chát, chát, chát, Pheng, pheng, pheng, pheng, phụp-phụp-phụp, phụp-phụp phụp, Chát, chát, chát, chát, chát, Pheng, pheng, pheng, pheng
Có một người anh em chú lùn thứ tư và anh ấy rất khác biệt với tất cả những người khác. Anh ấy trông khác, anh ấy ăn mặc khác, và công việc của anh ấy cũng rất khác. Công việc của anh ta là đánh bóng những viên đá pha lê được các anh trai của anh ta đào ra khỏi hang đá.
Chú út không thích tiếng ồn! Anh ta sẽ ngồi trong góc hang với miếng giẻ đánh bóng và lặng lẽ làm việc. Anh ta chà xát và đánh bóng những viên đá pha lê cho đến khi chúng tỏa sáng ánh bạc.
Bốn anh em nhà chú lùn sống và làm việc cùng nhau trong ngôi nhà hang đá của họ. Nhưng đó là một cuộc sống rất khó khăn đối với Chú út. Anh ấy luôn gọi những người anh em ồn ào của mình, 'Làm ơn, làm ơn, đừng ồn ào quá, tai của tôi đang bị đau.'
Nhưng anh cả, anh hai và anh ba lại thích gây ồn ào. Họ cứ tiếp tục đào, đóng búa và tạo ra những âm thanh như tiếng phụp, phụp, chát,chát, pheng, pheng suốt cả ngày!
Một ngày nọ, ba anh em đang làm ầm ĩ đến mức chú lùn út phải dừng công việc và ngồi lấy tay bịt tai. Vì vậy, không còn viên đá nào được đánh bóng trong thời gian còn lại của ngày.
Ngày hôm sau, khi tiếng phụp, phụp, chát,chát, pheng, pheng vẫn tiếp tục lớn như trước, chú út quyết định rằng mình đã chịu đựng đủ.
'Trời ơi' anh kêu lên, 'Tôi không thể chịu đựng được nữa .
Chú thu dọn giẻ lau bóng và tất cả những viên đá rồi cho chúng vào một cái bao lớn. Anh tạm biệt những người anh em ồn ào của mình và rời khỏi ngôi nhà hang động trên đồi. Với chiếc bao tải trên lưng, anh bắt đầu đi tìm một ngôi nhà khác, nơi có thể yên tĩnh và tĩnh lặng.
Từ ngày đó đến nay, chú lùn út sống một mình. Nhưng các anh trai của anh thường đến thăm anh trong hang động yên tĩnh và mang cho anh những viên đá mới để đánh bóng, và đôi khi anh đến thăm các anh em trong ngôi nhà hang động ồn ào của họ.
Khi ba anh em đến thăm em út, họ rất cố gắng giữ im lặng, và khi chú lùn út đến thăm các anh em của mình, anh ấy đã rất cố gắng để tận hưởng tiếng ồn ào của họ. Nhưng anh ấy không bao giờ ở lại lâu!
Họ vẫn muốn ở với nhau, nhưng họ phải làm gì??
Comments
Post a Comment