Nhà kia có một cậu bé khá thông minh, biết nhiều thứ nhưng cậu ta không để ý đến lời nói của mình cho lắm. Cậu thường khá mau miệng, nghĩ sao nói vậy, không để ý đến cảm xúc của người khác. Chính vì thế đôi khi cậu khiến người khác bị tổn thương, tức giận hoặc khó chịu và tự đẩy mình vào những tình huống khó xử, rắc rối. Khi bố mẹ nhắc nhở, cậuu phản ứng rằng “quan trọng là nói sự thật, trung thực, thẳng thắn, còn nói như thế nào thì quan trọng gì”. Để dạy cậu bài học về sức mạnh của cách nói, bố đã kể cho cậu nghe câu chuyện sau đây.
Có
một vị Hoàng đế nằm mơ thấy mình bị rụng hết răng. Sau khi tỉnh dậy, Hoàng đế lập
tức gọi người giải mộng (người giải thích ý nghĩa của những giấc mơ) đến, hỏi
giấc mộng đó có ý nghĩa gì.
—
Ô, thật là bất hạnh. Thưa Hoàng thượng – Người giải mộng nói – Mỗi chiếc răng bị
mất đi, đều đại diện cho một người thân của người bị chết.
—
Cái gì? Tên này to gan – Hoàng đế tức giận quát – Nhà ngươi dám nói những điều
không hay đến với ta sao? Cút!
Rồi
lại ra lệnh:
—
Người đâu! Lôi ra đánh 50 roi.
Vì
vẫn băn khoăn về giấc mộng và không hài lòng với người giải mộng đầu tiên vua lại
cho tìm người giải mộng khác. Không lâu sau, một người giải mộng khác đến, sau
khi nghe xong giấc mộng của Hoàng đế bèn nói:
—
Muôn tâu Hoàng thượng, người thật may mắn. Người sống thọ hơn tất cả người
thân.
Hoàng
đế vui vẻ nói:
—
Hay lắm, ban thưởng cho ngươi 50 đồng tiền vàng, theo người hầu của ta vào lãnh
thưởng đi.
Trên
đường đi người hầu hỏi người giải mộng:
—
Xét cho cùng thì lời giải thích của anh là những nhà vua sẽ phải chứng kiến những
người thân của mình chết, chúng chẳng khác gì lời giải thích của người trước, vậy
mà anh thì được thưởng mà ngươi kia lại bị phạt?
Người
giải mộng đáp:
—
Cùng một vấn đề, cùng một kết quả nhưng có nhiều cách nói khác nhau, quan trọng
ở chỗ bạn nói thế nào.
Nghe
xong câu chuyện cậu bé đã nhận ra sức mạnh của cách nói và xem xét lại vấn đề của
mình và từ đó để ý hơn đến cách nói của mình
Comments
Post a Comment