Bạn đã bao giờ nghe nói đến hình thức thi “chạy trạm” chưa? Nếu là sinh viên y chắc chắn bạn đã từng. Đó là bài thi gồm có nhiều phần, bạn phải hoàn thành một phần thi ở bàn này và sau đó chạy sang bàn khác để tiếp tục cho đến khi hết giờ.
Trong
một kỳ thi về nhân văn học ở trường dòng nọ, các giáo sư cũng tổ chức thi theo
hình thức chạy trạm. Mỗi sinh viên sẽ phải giảng một bài giảng được chuẩn bị sẵn
về chủ đề nhân đạo, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và lòng biết ơn. Mỗi bài giảng sẽ
được thực hiện ở một phòng khác nhau, giảng xong các sinh viên sẽ phải di chuyển
xuống một cầu thang để sang phòng khác tiếp tục giảng bài còn lại. Các giáo sư
cho một số sinh viên 10 phút để hoàn thành và đi từ phòng này sang phòng khác;
đối với những người khác, họ được cho phép ít thời gian hơn lần lượt là 8 phút
và 5 phút. Với thời gian như vậy buộc họ phải gấp rút để đáp ứng tiến độ. Ở lối
xuống cầu thang hành lang các giáo sư cố tình sắp xếp một người lạ, với dáng vể
nghèo nàn, khốn khổ và thất vọng ngồi ở đó. Đó có vẻ như là bố mẹ của sinh viên
nghèo đang đi tìm con hoặc một người nào đó rõ ràng đang rất cần sự giúp đỡ.
Kỳ
thi kết thúc và kết quả thật đáng ngạc nhiên và mang lại cho họ một bài học mạnh
mẽ. Trong số những sinh viên đạt điểm cao nhất trong cả bài thi không có ai dừng
lại hỏi han hay giúp đỡ người lạ kia. Tỷ lệ sinh viên dừng lại giúp đỡ nói
chung là rất thấp. Nhóm được cho thời gian làm bài và di chuyển qua các phòng ngắn
nhất là nhóm có tỷ lệ dừng lại giúp đỡ thấp nhất. Lịch trình càng chặt chẽ, ngặt
nghèo về thời gian thì càng ít người dừng lại để giúp đỡ người nghèo khó.
Khi
giáo sư tiết lộ thí nghiệm của mình, nó đã tác động một cách sâu sắc lên những sinh
viên ngành nhân văn, những người sẽ lãnh đạo và dẫn dắt tinh thần xã hội sau này.
Chỉ vì vội vã giảng bài về đức nhân hậu, lòng trắc ẩn, sự cho đi họ đã đi ngang
qua người cần được giúp đỡ mà không hề nhìn thấy họ.
Bạn
thấy đấy, đạo đức trong sách và đạo đức ngoài đời thật khác nhau!
Comments
Post a Comment