Mẹ và con trai trên đường đi học về thì
gặp một người mù đang ngồi ăn xin trên vỉa hè.
Mẹ lấy một đồng tiền lẻ đưa cho cậu con trai và nói: “Phải biết thương xót người kém may mắn hơn mình. Con hãy bố thí cho người ấy.”
Cậu con trai đứng dõng lưng thả đồng tiền vào cái hộp
nhỏ đang để trước mặt người ăn xin.
Thấy thế người mẹ tỏ ý không hài lòng. Bà xoa đầu con
trai nói đủ to để người ăn xin có thể nghe thấy:
“Đáng lẽ con nên cúi xuống, để nhẹ nhàng
đồng tiền vào hộp của người ta, đó chính là cách để thể hiện sự tôn trọng”
"Tại
sao lại phải như vậy ?"
con trai hỏi.
“Người
ta luôn luôn nên làm như vậy khi bố thí.
Làm như vậy công đức của con sẽ dày hơn, con sẽ nhận lại được nhiều hơn”
“Nhưng
người đàn ông đó bị mù mà, con có đứng
hay cúi hay ngồi xuống ông ấy đâu có biết?”
Người mẹ kéo sát cậu con trai lại bên mình, cúi xuống
thì thầm vào tai cậu ta
“Con sẽ không bao giờ biết đâu”
Bà mẹ nói. “Có thể anh ta là kẻ lừa
đảo. Giả mù bây giờ nhiều lắm”
Chút suy nghĩ về câu chuyện.
Bạn có nhận xét gì về người phụ nữ này? Và quan trọng hơn là cách người phụ nữ dạy con mình về lòng "trắc ẩn"
Bạn thấy gì về cách người ta giúp đỡ những người kém
may mắn hiện nay cũng như cách người ta làm từ thiện bây giờ?
Câu chuyện nói về lòng trắc ẩn, sự đồng cảm với những
thiệt thòi của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để từ đó có thể
giúp đỡ họ với những gì mình có và mình có thể. Đó như là một cách để thể hiện
lòng biết ơn của mình với cuộc đời, với những gì
mình được trao mà người khác không được trao (đôi mắt, bàn tay lành lặn, việc làm,
gia đình…), do đó nó không cần người khác biết hay không, nó không cần được ghi
nhận hay tôn vinh. Nó cần được làm với sự tôn trọng, tin tưởng tuyệt đối.
Bạn sẽ không thể dạy ai đó, kể cả con bạn những gì bạn
không có. Bạn không thể dạy lòng trắc ẩn nếu bạn không có lòng trắc ẩn, bạn không
thể dạy sự đồng cảm nếu bạn không thực sự đồng cảm, và bạn càng không thể dạy về
lòng tin nếu bạn thực sự thiếu vắng niềm tin.
Khoảnh khắc giáo dục là rất quan trọng, ví dụ trong câu
chuyện này, đó là khoảnh khắc tốt để dạy về lòn trắc ẩn, sự tôn trọng, nhưng dù
có khoảnh khắc tốt đến mấy, nó không thể dựa trên sự giả tạo, cậu bé sẽ không học
được gì từ nó nếu không muốn nói rằng cậu chỉ học được sự nghi ngờ…
Những người bạn của tôi, ý kiến của bạn về vấn đề này
như thế nào?? Hãy để lại những nhận xét trong phần comment nhé. Hãy chia sẻ nó
nếu thấy hữu ích.
thitham.blog- những câu chuyện cuộc sống- kết nối cảm
xúc- chạm đến trái tim.
Comments
Post a Comment