Hãy quỳ xuống để nhìn thế giới với con mắt trẻ thơ- Câu chuyện về đồng cảm và lòng trăc ẩn.

 

Vào một buổi sáng chủ nhật trong khi con trai nhỏ 5 tuổi không phải đến lớp thì người bố lại nhận làm tăng ca. Dù sao thì tăng ca chủ nhật tiền công sẽ gấp 3 mà.  Không còn cách nào khác người bố đành đưa con đến nơi làm việc của mình, một cửa hàng tiện lợi đông đúc. Anh đã thỏa thuận với con trai rằng nếu cậu cư xử đúng mực, không gây rắc rối khi ở đó, tan ca bố sẽ đưa cậu đi ăn kem và sau đó là đi xem film. Cậu bé tất nhiên là vui vẻ nhận lời.

Nhưng thỏa thuận này nhanh chóng bị đổ vỡ. Chỉ vài phút sau khi bước vào của hàng cậu bé bắt đầu than vãn, bám chặt theo bố từng bước, nước mắt lưng tròng khiến người bố không làm được việc gì. Và mỗi lần cậu bé chạy lại bám vào bố thì anh lại lừ mắt cảnh báo cậu một cách bực dọc và thất vọng. 

“Bố không nghĩ con đang phá vỡ thỏa thuận của chúng ta đâu, anh bạn ạ,” bố nói. “Chúng ta sẽ đi ăn kem và xem film nhưng trước hết con phải như thế nào con vẫn còn nhớ chứ? Nhớ chứ?"

Cậu bé mếu máo, bặm môi và cố gắng gật đầu trong nước mắt.

Bố nhận thấy dây giày của con trai đã bị tuột ra và ông quỳ xuống buộc lại. Con trai sụt sịt và nắm lấy tay áo len của bố, giữ chặt. Khi bố vẫn đang quỳ gối, anh nhận thấy sự hỗn loạn xung quanh họ: Những người mua hàng huých nhau và xô đẩy nhau để cố gắng đi qua các lối đi; một người mẹ cuồng loạn đi tìm đứa con lạc; một quầy trưng bày các mặt hàng đóng hộp đổ nhào xuống sàn vì một khách hàng mất tập trung đã đẩy xe đẩy va vào đó. Và con trai tội nghiệp liên tục bị ví và những túi đồ của người mua sắm đập vào vai và đầu khi mọi người đi ngang qua cậu ấy.

hãy quỳ xuống để nhìn thế giới bằng con mắt trẻ thơ


Từ tư thế thuận lợi đó, bố nhận ra tất cả sự hỗn loạn này khủng khiếp và đáng sợ như thế nào đối với một đứa trẻ năm tuổi. Anh cảm thấy tồi tệ vì đã không thông cảm hơn với hoàn cảnh của con trai mình và nhận ra rằng con trai anh đã phải cố gắng như thế nào khi cố gắng dũng cảm vượt qua tất cả.

Buộc xong dây giày, anh nhấc bổng câu con trai lên và đặt cậu lên vai. “Này anh bạn, ý anh là chúng ta nên ra khỏi đây chứ?”

“Bố có chắc không, bố?” cậu bé hỏi, cố gắng đoán xem tại sao kế hoạch lại thay đổi.

"Chuẩn rồi.  Chúng ta đi ăn kem và sau đó là đi xem bộ phim siêu anh hùng đó. Đi thôi”

Cậu bé lau nước mắt, ngất ngây trong sung sướng.

Vài suy nghĩ vụn

Lần gần nhất bạn ngồi xuống buộc dây giầy cho con là khi nào?

Đôi khi chúng ta không thể nhận ra cảm xúc cũng như thế giới của con bởi vì chúng ta không quỳ xuống để nhìn thế giới đó. Chúng ta đã quên mất một điều mà trước kia chúng ta đã cảm nhận rất rõ “Với một đứa trẻ, việc mất đi một đồ chơi cũng khủng khiếp như một vị hoàng đế mất ngai vàng”

Nhà thần học và nhà thần bí người Dominica Meister Eckhart đã giảng rằng “Bất cứ điều gì Thiên Chúa làm, sự bộc phát đầu tiên luôn là lòng trắc ẩn”.

Lòng trắc ẩn là khả năng và sự sẵn sàng bước vào sự hỗn loạn, nỗi đau và câu chuyện của người khác. Tất cả chỉ là đặt mình vào vị trí của một người, nhìn thế giới từ góc nhìn của họ, xem điều gì khiến họ sợ hãi, hiểu nỗi sợ hãi của họ, chấp nhận nỗi đau của họ.

Chỉ thế thôi!

Quan điểm của bạn thế nào? Hãy để lại ý kiến ở phần bình luận. Chia sẻ câu chuyện như cách để ủng hộ Hải nếu thấy nó có ý nghĩa.

Comments