Vùng
kia có một Thầy giáo rất thông tuệ, đức độ, bao dung và dễ gần. Thầy luôn vui vẻ
và sẵn sàng đưa ra những giải pháp, những lời khuyên khôn ngoan cho bất kỳ ai
muốn điều đó từ Thầy. Chính vì thế dân trong vùng đều rất kính trọng Thầy và
thường tìm đến Thầy khi gặp những rắc rối trong cuộc sống.
Có lần, một người đánh bạc lê đôi chân què đến tìm gặp Thầy và thưa với Thầy rằng:
- Thưa Thầy, đêm hôm kia con có đi đánh bạc và con bị bắt quả tang đang chơi bạc gian lận. Tất cả những tên đánh bạc trong xới đã xông vào đánh con tơi tả và ném con ra ngoài cửa sổ khi con không còn có thể biết gì. Thật may mắn con chỉ gãy hai tay và què một chân. Hôm nay con đến đây để xin Thầy chỉ bảo con nên làm gì?
Thầy
nhìn thẳng vào người đàn ông và nói:
-
Nếu tôi là anh, từ nay trở đi tôi sẽ chỉ chơi cờ bạc ở tầng trệt.
Tất
cả những người ở xung quanh đều rất ngạc nhiên thậm chí có người tỏ vẻ phẫn nộ
khi nghe thầy nói vậy. Sau một hồi im lặng, một người là học giả- bạn của Thầy
nói.
-
Tại sao Thầy không bảo anh ấy ngừng cờ bạc? Đó không phải là giải pháp tốt nhất
cho anh ta sao??
-
Bởi vì tôi biết anh ấy sẽ không làm thế. Thầy đáp ngắn gọn và mỉm cười.
Một vài bàn luận.
Bạn
có nhận xét gì về người Thầy này??
Bạn
có nhận xét gì về lời khuyên của thầy dành cho người đánh bạc tội nghiệp kia??
Tại
sao Thầy lại đưa ra một lời khuyên như vậy khi mà một người bình thường nhất cũng
có thể đưa ra một giải pháp tốt hơn rất nhiều, thậm chí là hoàn hảo cho người đàn
ông đó: “Bỏ cờ bạc”!
Thầy
chắc chắn người đàn ông sẽ không bao giờ nghe theo lời khuyên đó. Vì sao? Vì giải
pháp đó chắc chắn người đàn ông ấy đã biết, thậm chí biết rõ hơn tất cả những
người không chơi cờ bạc, hoặc đã thôi chơi cờ bạc. Người đàn ông cờ bạc kia sẽ
không tìm đến Thầy để nhận lời khuyên đó, anh ta đến đây vì muốn một lời khuyên khác, một giải pháp khác cho riêng mình.
Tại
sao Thầy không khuyên người đàn ông ấy như vậy vì dẫu sao thì đó cũng là lời
khuyên đúng? Tất nhiên nếu thầy chỉ muốn chứng tỏ mình khôn ngoan, thầy sẽ làm
như vậy. Nhưng người Thầy thực sự không dùng lời khuyên chỉ để tạo uy tín hay đánh
bóng tên tuổi mình, họ đưa ra lời khuyên để hy vọng nó có ích thực sự cho người
khác trong chừng mực người đó có thể thực hiện nó. Điều đó mới là Thầy thực sự.
Tại
sao thầy không khuyên người đàn ông cờ bạc kia bỏ chơi cờ bạc? Vì thầy biết anh
ta sẽ không thực hiện lời khuyên đó và quan trọng hơn khi anh ta không thực hiện nó, anh ta sẽ không bao giờ dám đế gặp thầy lần thứ hai khi có điều muốn
gặp bởi cảm giác tội lỗi đã không nghe thầy lần trước. Và lời khuyên đúng hoàn
hảo đó sẽ là bức tường ngăn anh ta đến với thầy trong tương lai.
Bất
cứ ai trên đời đều đã từng được người khác mời gọi hoặc xin lời khuyên, tất nhiên
là như vậy. Và chúng ta thường đưa những lời khuyên như thế nào? Hãy dũng cảm lên!
Cố lên! Hãy chăm chỉ! Hãy chiến đấu hết mình! Hãy sống đạo đức! Hãy nhìn lại một
lần, liệu những lời khuyên như “chân lý" ấy liệu có thực sự “thực tế, khả thi”
với người nhận lời khuyên? Chúng ta khuyên để giúp họ hay để đánh bóng, để thể
hiện sự thông tuệ hoặc đạo đức của ta???
Đặc
biệt với con chúng ta, trong các tình huống chúng ta đưa ra lời khuyên cho chúng
(nếu chúng được phép lựa chọn), chúng ta thường khuyên như thế nào?? Bạn có gặp
tình huống mà con bạn coi lời khuyên “chân lý” của bạn như những lời “lải nhải
hoặc càu nhàu” không? Hãy thành thật với chính mình, nó có thực sự “phù hợp, thực
tế, khả thi” với con chúng ta?? Chúng thực sự dành riêng cho con chúng ta như một
cá nhân duy nhất hay cũng chỉ là những “chân lý” nhằm thể hiện sự vượt trội của
chúng ta. Và quan trọng hơn, lời khuyên đó khiến cho con xích lại gần chúng ta
hơn, tìm đến chúng ta mỗi khi gặp vấn đề của cuộc sống hay là trái lại nó là rào
cản khiến con không dám tìm đến ta nữa và nó đẩy ta và con cái xa cách nhau hơn???
Quan điểm của bạn về câu chuyện này như thế nào? Hãy để lại bình luận nhé, Hải sẽ luôn chào đón và trân trọng nó. Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích.
Comments
Post a Comment