Có một cậu bé 6 tuổi đang học những ngày cuối cùng của thời kỳ mẫu giáo. Trường mẫu giáo của cậu luôn tổ chức một trại hè mà không có bố mẹ đi cùng như một hoạt động đánh dấu sự trưởng thành của các con trước khi bước vào lớp 1. Tất nhiên hoạt động thường niên này được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, chu đáo và cực an toàn. Chưa bao giờ xảy ra bất kỳ điều gì đáng tiếc trong các hoạt động này từ suốt 30 năm qua nên cha mẹ đều rất hào hứng và ủng hộ nó, coi đó như một cơ hội hoc tập cũng như bài kiểm tra cuối cùng cho sự độc lập đúng tuổi của con. Tuy nhiên, cậu bé này lại nhất quyết không muốn tham gia trại hè đó, cậu viện ra đủ mọi lý do để từ chối nó măc cho cha mẹ khuyến khích thế nào.
Bố cậu bé sang nhà hàng xóm nơi có cô bé cùng tuổi, cùng
lớp của cậu để xem cô bé ấy thế nào và cũng là để tham khảo cách mà gia đình bên
đó chuẩn bị tâm lý cho con gái. Bố cậu bé thấy cô bé đó đang ngồi tập viết ở bàn
ăn một cách say sưa. Anh hỏi cô bé: “Cháu đang tập viết chữ gì?”, cô bé nhoẻn
miệng cười hồ hởi đáp: “cháu đang tập viết chữ CON VUI. Lúc đầu cháu cũng lo sợ
nhưng từ lúc cháu tập viết chữ này cháu lại thích đi trại hè và háo hức chờ đến ngày
đó. Với mỗi ngày ở trại hè cháu sẽ viết chữ đó và gửi cho bố mẹ cháu để
bố mẹ yên tâm”
Quá ấn tượng với cô bé đó người bố trở về nhà với một
kế hoạch. Anh sẽ truyền cảm hứng tích cực cho con trai bằng cách tập viết môt từ
tích cực. Vì thế anh mua một tệp bưu thiếp đẹp đẽ, đưa cho con trai và nói: Con
yêu, hàng ngày con chỉ cần viết chữ ‘CON VUI’ lên một trong những tấm thiệp này.
Khi con ở trại hè, mỗi ngày con sẽ bỏ nó vào thùng thư để gửi cho bố mẹ,
bố mẹ sẽ biết con đang vui vẻ như thế nào.
Cậu bé bị thu hút bởi những tấm bưu thiếp đẹp đẽ và những
chiếc bút nhiều màu nên lập tức ngồi xuống bàn tập viết. Người bố nhìn thấy con
như vậy thì mỉm cười hài lòng.
Một lát sau cậu bé chạy đi tìm bố. Cậu kéo bố lại cái
bàn viết của mình và nói: “Bố ơi bố, chữ KHỐN KHỔ viết như thế nào?”
Đôi dòng suy nghĩ.
Thật không dễ dàng gì để truyền cảm hứng và thay đổi ính
khí của một người, ngay cả một đứa trẻ. Nó không thể chỉ là áp dụng một khuôn mẫu,
một cách thức, một ví dụ, một câu chuyện của ai đó khác vào một cá nhân khác. Nó
đồi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tính khí, về những yếu tố thúc đẩy, những khát
khao của mỗi một cá nhân riêng biệt, một cá nhân duy nhất. Bằng không mọi biện
pháp đều vô ích và cùng lắm chỉ có tác động nhất thời.
Cậu bé kia mặc dù đang nắn nót viết một từ đầy cảm hứng
và hạnh phúc “CON VUI”, nhưng đó chỉ đơn giản là một từ trống rỗng bởi
trong tâm trí cậu vẫn đang nghĩ về những khốn khổ mà cậu đang tưởng tượng ra
khi đi trại hè, và điều cậu muốn viết về thông báo cho bố mẹ là từ “CON KHỐN
KHỔ”
Một đứa trẻ sẽ không khao khát gì cuộc sống tươi đẹp trong tương lai khi mà mỗi ngày nó vẫn sống trong sự đầy đủ, tiện nghi, mọi thứ. Đứa trẻ sẽ không mấy hào hứng với những niềm vui có thể có của một chuyến, một cuộc gặp gỡ bạn bè đi khi mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút giây bố mẹ vẫn tìm đủ mọi cách để chúng không phải chơi một mình, phải buồn vì không có gì để chơi, không có bất kỳ khoảng trống vô nghĩa nào trong toàn bộ khung thời gian của chúng. Thật kỳ lạ khi chúng ta đang làm đủ mọi cách để cho một đứa trẻ hài lòng từng phút giây và lại lo lắng khi nhận thấy đứa trẻ của chúng ta không thực sự hứng thú hay khao khát bất cứ thứ gì.
Tôi chợt nhứ đến lời một vị thiền sư nổi tiếng Ấn độ,
ngài có nói thế này: “Nguyên nhân phổ biến nhất
của sự bất hạnh, là do người ta quyết định không hạnh phúc. Đó là lý do vì sao
có hai người cùng hoàn cảnh, một người luôn vui vẻ và một người thì cứ mãi khổ đau.”
Quan điểm của bạn về bài viết này như thế nào? Hãy để lại bình luận nhé, Hải sẽ luôn chào đón và trân trọng nó. Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích.
Comments
Post a Comment