Thể hiện sự đồng cảm trong nuôi dạy con- Câu chuyện người mẹ ấy đã khóc với con trai mình.

 

đồng cảm với con

Một đứa trẻ mất đồ chơi thì cảm xúc của nó cũng không khác biệt nhiều so với một vị vua vừa đánh mất ngai vàng

Vào cuối năm học mẫu giáo cuối cùng các bé được hướng dẫn để làm một bài tập tốt nghiệp. Các cô giáo đã hướng dẫn các con làm một món quà bằng gốm sứ tặng bố mẹ. Các bé sẽ được tự tay nặn một bàn tay để thể hiện sự biết ơn đối với sự chăm sóc của bố mẹ đã dành cho mình. Những bàn tay bằng đất sét được nhà trường mang đến một lò gốm địa phương để nung nó thành những đồ gốm đáng yêu. Lễ tốt nghiệp kết thúc, các bé được mang món quà bàn tay gốm sứ của mình về tặng bố mẹ. Bọn trẻ thực sự bất ngờ và vui sướng khi những món quà đó đã đươc các cô giáo đóng vào những hộp quà xinh xắn. Chúng được gói bằng giấy màu rực rỡ và đính ruy băng, được xịt nước hoa thơm nức. Các cô giáo đã dành nhiều tuần để làm chúng thực sự đẹp nhất có thể.

Một cậu bé ôm hộp quà đó vơi sự sung sướng và háo hức khi cả bố và mẹ đến đón cậu trong ngày cuối cùng của cậu ở ngôi trường mẫu giáo. Vì quá háo hứng cậu chạy rất nhanh khi thấy bố mẹ nên bị trượt chân và ngã ở hàng lang của lớp. Món quà bay khỏi tầm tay cậu và rơi xuống sàn gạch tạo thành tiếng vỡ vụn rõ ràng.

Cậu bé đứng dậy nhìn hộp quà, sự thất vọng khiến cậu đứng lặng người im lặng và sửng sốt. Sau đó vài giây cậu òa khóc nức nở với dòng nước mắt tràn trên khuôn mặt. Người cha vội chạy đến bên con trai và vì muốn an ủi cậu bé ông ôm lấy cậu xoa xoa cái đầu bé nhỏ, lau những giọt nước mắt trong khi luôn miệng nói:

- Giờ thì ổn rồi, ổn rồi con yêu… Không có gì quan trọng cả, hộp quà ấy nó thực sự không quan trọng, không quan trọng đâu con trai ba…Nín đi con, nó thực sự không quan trọng…

Mẹ cậu bé cũng chạy đến bên cậu trong khi đồng thời nhặt hộp quà lên, ôm nó vào lòng cùng với cậu bé. Cô vừa vuốt ve cậu bé vừa giữ chặt hộp quà trong tay và nói

- Con trai mẹ, điều đó thực sự rất quan trọng! Nó rất quan trọng với cả bố mẹ nữa!!

Rồi cô áp đầu con trai và ngực của mình và khóc cùng cậu bé!

Một chút suy nghĩ vụn về câu chuyện.

Bạn đồng ý với hành động nào trong tình huống này? Của bố hay của mẹ?

Khi một đứa trẻ gặp một vấn đề có thể tạo ra cảm xúc mãnh liệt, mọi người cần làm nhiều hơn một cái vỗ nhẹ vào đầu và một vài lời trấn an. Một đứa trẻ mất đồ chơi thì cảm xúc của nó cũng không khác biệt nhiều so với một vị vua vừa đánh mất ngai vàng, hãy nhó điều đó. Chính vì thế hãy hành động với sự đồng cảm sâu sắc với chúng. Chúng cần sự ban phước của chúng ta và sự hiện diện cảm nhận được của chúng ta! Khi đau đớn hay bối rối, đứa trẻ mong mỏi có một người nào đó nằm xuống đất bên cạnh chúng, đỡ lấy những linh hồn rách nát, tan vỡ và rỉ máu của chúng ta và nói: “Ồ, nhưng điều đó quan trọng. Nó quan trọng mãi mãi.”

Có thể các ông bố, thông thường là vậy cảm thấy khó khăn hơn trước những tình huống cảm xúc và có xu hướng dập tắt nó như một cách thể hiện sự mạnh mẽ và nam tính, nhưng điều này rất có hại cho sức khỏe tinh thần của trẻ ngay tại thời điểm đó cũng như mãi về sau. Hãy để trẻ cảm nhận được sự đồng cảm, hiểu được rằng bộc lộ cảm xúc là điều được phép.

Và mẹ nên là người dạy con mình từ vựng về cảm xúc để trẻ có thể gọi tên, thể hiện và quản lý nó một cách đúng đắn và an toàn.

Quan điểm của bạn về vấn đề này thế nào? Hãy để lại những bình luận nhé. Và nếu thấy bài viết hưuũ ích hãy ủng hộ tác giả bằng cách chia sẻ nó với mọi người!

Comments