Truyền thống gia đình và câu chuyện về cách rán cá.

 

Có lần một cô bé đang ngồi trong bếp nhìn mẹ chuẩn bị cá cho bữa trưa. Mẹ cô nói, con gái phải biết nấu ăn, không chỉ để phục vụ cho gia đình mình như một thiên chức của người phụ nữ mà con là để có thể tự thuwỏng cho mình những món mình thích dù nó có kỳ quặc đến mức nào. Cô quan sát thấy mẹ cô lấy con cá ra, cắt đầu và đuôi trước khi đặt vào chảo rán.

Cô bé nhận ra rằng lần nào rán cá mẹ cô cũng làm như thế. Cô bé tò mò muốn biết điều này có ý nghĩa gì. Cô hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao trước khi rán lúc nào mẹ lại cắt đầu và đuôi cá thế?”

truyền thống gia đình và cách rán cá


Mẹ của cô bé suy nghĩ một lúc rồi nói: “Mẹ không biết tại sao nhưng mọi chuyện vẫn luôn như thế. Đó là công thức, bà của con cũng làm như vậy..”

Cô bé vẫn tò mò vì câu trả lời này không làm cô hài lòng. Cô suy nghĩ một lúc rồi đi đến chỗ bà ngoại.

Cô bé đến gần và nói: “Bà ơi.. Tại sao lại cắt đầu và đuôi cá trước khi rán hả bà??”

Bà ngoại ngạc nhiên trước câu hỏi. Bà ngừng tay lướt facebook, suy nghĩ một lúc rồi nói: “Bà cũng không biết tại sao...Mẹ của bà, tức là cụ của cháu đã dạy bà rán cá theo cách đó thôi…”

Cô bé vẫn muốn biết về nó. Thế là cô đi đến gặp cụ ngoại của mình, người đang đang ngồi dán mắt vào chiếc tivi đã tắt.

Cô bé đến gần và hỏi cụ ngoại câu hỏi tương tự: “Cụ ơi, tại sao cụ lại cắt đầu và đuôi cá trước khi rán ạ?”

Cụ bà giật mình choàng tỉnh vì câu hỏi, cụ lập cập hỏi lại: Cái gì…cái gì cơ…

“tại sao phải cắt đầu và đuôi cá trước khi rán hả cụ?”

Cụ bà suy nghĩ một lúc rồi rồi cười móm mém trả lời: “Cái đó là tại cụ ông quá cố của cháu đấy, cụ ấy keo kiệt lắm cơ, mua cho ta cái chảo bé tí teo nên khi rán ta không thể nhét cả con cá vào”

Bài học từ câu chuyện.

Chúng ta thường coi những thói quen được truyền lại cho mình là truyền thống cần gìn giữ, và rất nhiều trường hợp chúng ta không bao giờ đặt câu hỏi về nguồn gốc, ý nghĩ và lý do của nó. Cũng sẽ không có vấn đề gì với điều đó, nhưng sẽ là vấn đề nếu vì cố chấp bảo vệ những thứ không còn phù hợp, không thực sự có ý nghĩa, không chứa đựng giá trị cốt lõi mà làm căng thẳng, tổn thương mối quan hệ hay đào sâu thêm khoảng cách thế hệ thì quả là đáng tiếc.

Không phải thói quen nào cũng là truyền thống, và cũng hông phải tryền thống nào cũng chứa đựng giá trị.


Comments

Post a Comment